Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

17 khác biệt trong tư duy của người Giàu và người Nghèo

Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng... là những cách nhìn khác biệt so với người nghèo.
Là một phần trong dự án Học làm giàu phát triển từ năm 2011, bộ tranh "17 tư duy thịnh vượng" được chuyển thể từ nội dung cuốn "Bí quyết Tư duy triệu phú" của tác giả T. Harv Eker. Mỗi tâm thức được chuyển thể thành một bức vẽ riêng, thể hiện rõ thái độ, lập trường của hai nhân vật Giàu và Nghèo.
 
                          Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi.
                          Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi. 
                         Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng.
                         Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.
                         Người giàu: Quyết tâm làm giàu.
                         Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.
                         Người giàu: Suy nghĩ lớn.
                         Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.
                         Người giàu: Tập trung vào các cơ hội.
                         Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.
                         Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác.
                         Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.
                          Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.
                          Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.
                          Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ.
                          Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.
                          Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ.
                          Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.
                          Người giàu: Rất biết đón nhận.
                          Người nghèo: Không biết đón nhận.
                          Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả.
                          Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.
                          Người giàu: Suy nghĩ "cả hai".
                          Người nghèo: Suy nghĩ "hoặc là/ hoặc".
                          Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản.
                          Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.
                          Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ.
                          Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.
                           Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ.
                           Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.
  
                           Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi.
                           Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.
 
                            Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển.
                            Người nghèo: Nghĩ họ đã biết hết.

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Không Bao Giờ Chán Đời Nữa

Không Bao Giờ Chán Đời Nữa

Bạn có bao giờ thốt lên những câu sau chưa?
  • Chán như con gián
  • Chán đi làm quá, công việc chả thú vị gì, đồng nghiệp thì nhỏ nhen, sếp thì hắc ám
  • Chồng/vợ con gì mà chán thế không biết. Ra ngoài đường nhìn chồng/vợ con người ta thấy ham, về nhà nhìn chồng/vợ con mình thấy phát ói.
  • Chán cuộc sống tầm thường. Ngày nào cũng giống như ngày nào.
Có rất nhiều kiểu than chán, trầm bổng khác nhau, nhanh chậm khác nhau, nặng nhẹ khác nhau. Nhưng tựu trung ta có thể hợp tất cả các dạng than chán lại thành một dàn hợp xướng để tấu lên bản xô nát với âm giai trưởng là: chán đời! (Ví dụ có thể không hợp lý do một bản sonata được soạn chỉ có từ 1-2 nhạc cụ)
Dạo quanh Facebook, Yahoo, Blog dễ nhận thấy những người than chán đời nhiều nhất là các bạn trẻ. Thú thật khi nghe các bạn than chán tôi chỉ muốn lấy củ hành và đập cho bạn một trận (để người ngoài nhìn vào không biết lý do thực sự bạn khóc là gì). Các bạn than chán khi còn ngồi trong tháp ngà của trường học, hưởng thụ một cuộc sống dễ dàng được gia đình bao bọc.
Ai cũng từng trải qua giai đoạn sống vô tư vô lo và dễ chán như vậy. Không sao, giai đoạn này sẽ qua mau thôi. Khi đến lúc bạn phải tập đứng vững kiếm sống và hưởng thụ cuộc sống trên chính sức của mình. Khi đến lúc bạn bị đời smackdown vài cú đau đớn nghẹn cả họng. Khi đến lúc một người thân yêu không còn trong cuộc sống của bạn nữa. Lúc đó bạn sẽ thấy rằng sự chán đời của mình trước đây thật nhỏ bé và nhảm nhí so với những nỗi đau mất mát to lớn khác.
Sự thức tỉnh đó không dễ. Học phí phải trả tương đối đắt. Và đến khi thức tỉnh có khi đã là quá muộn. Bài viết này muốn giúp bạn từ bỏ cảm giác chán đời và bật tung hứng khởi với cuộc sống ngay từ bây giờ. Vĩnh viễn! Bạn sẽ không còn cảm thấy chán đời, chán mối quan hệ, chán công việc một khi hiểu và áp dụng những cách dưới đây.

Chào mừng cái chán!

Định nghĩa từ điển tiếng Việt, chán là khi bạn ở trạng thái không còn thèm muốn không còn thích thú nữa vì đã quá thoả mãn. Cái chán thịt mỡ, ngủ chán mắt. Chán còn là khi bạn ở trạng thái không những không thấy thích thú mà còn muốn tránh vì đã phải tiếp xúc kéo dài với cái mình không ưa. Cái chán sự tiêu cực quan liêu. Chán còn là một từ định lượng đạt đến mức độ số lượng mà người nói cho là nhiều. Còn sớm chán là ví dụ.
Chán đơn giản là một trạng thái tinh thần. Nó không định nghĩa cái tôi đích thực của bạn. Bạn cảm thấy chán không đồng nghĩa bạn là một con người đáng chán. Trạng thái tinh thần chán là một điều đáng hoan nghênh! Nếu bạn cảm thấy có điều gì đó đáng chán, điều đó có nghĩa có điều gì đó trong cuộc sống của bạn cần được thay đổi.
Đây là quy tắc đầu tiên trong kỹ năng giải quyết vấn đề của dân quản lý. Nếu bạn không nhận ra và thừa nhận vấn đề thì làm sao bạn có thể giải quyết vấn đề? Nếu bạn không thừa nhận mình đang chán công việc hiện tại thì làm sao bạn có thể xây dựng một sự nghiệp mình thực sự đam mê? Nếu bạn không nhận ra mình đang chán người yêu thì làm sao bạn có thể vun đắp và nuôi dưỡng ngọn lửa tình yêu giữa cả 2? Nếu bạn không thừa nhận mình phát chán với cái bụng bia còn bự hơn cả ngực thì làm sao bạn có được thân hình bạn hằng khao khát?

Chán – Liều thuốc độc cho cuộc sống

Chán, cũng như những trạng thái tinh thần tiêu cực khác, với một liều lượng ít và không thường xuyên sẽ phát huy tác dụng tích cực. Nhưng nếu bạn cảm thấy cái chán đeo đuổi dai dẳng mình từ ngày này sang ngày khác, đến một lúc bạn sẽ cảm thấy mình không còn thiết sống nữa.
Đây là những hậu quả khi bạn cảm thấy chán đời:
  • Cơ thể uể oải mất hết năng lượng
  • Buồn chán và không hạnh phúc
  • Hủy hoại cả sự lạc quan vui vẻ của người khác, mọi người xa lánh bạn
  • Giảm hiệu suất, không làm gì ra hồn
  • Kết quả công việc giảm sút
  • Đánh mất cái tôi đích thực của mình
Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy chán. Nhưng liệu bạn sẽ sử dụng cái chán để làm đòn bẩy giúp mình phát triển tốt hơn hay để cái chán đè bẹp cuộc đời bạn dưới sức ì của nó?
Nếu bạn chọn cách thứ nhất, xin tiếp tục đọc. Chúng ta sắp khám phá một vài kỹ thuật để tận dụng cái chán.

1. Sinh lý học – Cách bạn chuyển động và sử dụng cơ thể

Chán là một trạng thái tinh thần. Nghĩa là nó có thể thay đổi sang trạng thái tinh thần khác được. Có hai cách kiểm soát trạng thái tinh thần bằng sinh lý học và tâm lý học.
Bạn có nhận ra khi chán mình trông ra sao không? Có phải vai nhô cao, lưng cong, mặt xị xuống, thở dài, cặp mắt lừ đừ, miệng ngáp, cổ rụt? Có phải bạn đang ngồi ủ rũ, tay ôm đầu, cuộn tròn mệt mỏi?
Nếu bạn muốn cảm thấy vui vẻ hơn hưng phấn hơn, hãy sử dụng cơ thể như khi bạn đang ở tuyệt đỉnh phong độ của mình. Vai thoải mái đẩy ra sau, lưng thẳng, mặt rạng rỡ, thở sâu, mắt ngời sáng, miệng cười tươi, cổ vươn cao kiêu hãnh. Đừng ngồi mãi. Đi nhanh hơn. Chạy đi. Nhảy đi. Tung người lên không trung. Siêu nhân mà bay lỉu xỉu thì trông có chán không? Kamen Rider mà đánh đấm như gà rù thì trông có chán không? Bạn mà yếu ớt thì trông có chán không?
Hẳn bạn cũng có quen một người bạn luôn vui vẻ phấn chấn. Bạn ấy thu hút người khác nhờ biết cách chuyển động và sử dụng cơ thể một cách đầy hưng phấn.
Khi bạn ở tuyệt vời phong độ, bạn ăn nói ra sao, đi đứng ra sao, cười ra sao? Con người trong gương của bạn đang hạnh phúc hay buồn chán? Thật khó mà cảm thấy buồn chán khi bạn đang hành động như một đàn ông/đàn bà đích thực

2. Tâm lý học – Những gì bạn tập trung để ý

Bạn nhận biết cuộc đời như một nhiếp ảnh gia nhìn xuyên qua ống kính. Thực tế cuộc sống của bạn dựa trên ống kính của bạn. Ống kính của bạn hạn hẹp, nó chỉ tập trung nhìn vào một mặt. Và những gì tâm trí bạn tập trung để ý chính là thực tế của bạn.
Khi còn đi học, trong lớp tôi có các bạn chăm học và có các bạn không. Những bạn thuộc vế sau thường chỉ vào lớp dùng laptop lên Facebook, nhắn tin điện thoại, đưa ra những bình luận ngớ ngẩn và bàn chuyện phiếm. Tôi cho rằng cái lớp này mất trật tự và không thích học chung với những bạn nhà giàu lười biếng đua đòi. Thực tế không phải vậy, một nửa lớp còn lại khá nghiêm túc. Nhưng ống kính của tôi lúc đó chỉ tập trung vào những bạn đua đòi kia. Một thời gian sau khi hiểu ra điều này thì tôi không còn cảm thấy khó chịu khi nghe những tiếng trò chuyện không ăn nhập sau lưng. Mắt tôi chỉ tập trung vào bài giảng, tay tôi cầm bút, tâm trí vững như bàn thạch.
Tâm lý chán cũng tương tự. Bạn tập trung vào những điều đáng chán thay vì bao điều kỳ thú khác trong cuộc sống. Bạn có để ý những người bận rộn thường không than chán, tâm trí của họ không có thời gian để ý đến sự chán. Để hướng sự tập trung vào những cái khác bạn có thể dùng cách tự hỏi mình. Đây là một bí mật kỹ năng giao tiếp: bạn có thể ảnh hưởng đến người khác nếu biết cách đặt câu hỏi hướng tâm lý họ.
Điều gì làm bạn hạnh phúc trong cuộc sống bây giờ? Bạn yêu ai? Ai yêu bạn? Bạn thích làm gì trong thời gian rỗi? Nếu ngày mai bạn chết, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ gọi cho ai?
Thử nghiệm. Bạn lấy một tờ giấy trắng và trong 10 phút, ghi ra 100 thứ có thể làm bạn yêu đời. Và làm đi. Bạn sẽ ngạc nhiên vô cùng khi biết rằng cuộc sống có nhiều điều hay ho đến vậy mà mình hay bỏ qua. Tôi có thể ghi hơn 500 thứ bằng mindmap. Thử xem:
Du lịch, bánh bao, cơm chiên, mì gói, phụ nữ, âm nhạc, piano, guitar, đi bộ dưới mưa, tiếng saxophone sexy, anime-manga, hentai, phim, cướp biển, gươm ánh sáng, ninja, sex, geisha, samurai, new age, yoga, bàn tay thon dài, nhìn vào gương và thấy mình thật đẹp trai, uống cocktail với người đẹp, tự nấu ăn, đậu hũ, ủi áo quần, sắp xếp nhà cửa gọn gàng, mua quà tặng ba mẹ, ngắm thành phố từ tầng 10, uống trà vào sáng sớm, kiến trúc, zoro, spa, kung-fu,…

3. Quy luật của sự quen thuộc

Quy luật của sự quen thuộc bảo rằng những thứ gì bạn có và gặp thường xuyên thì bạn chỉ xem nhẹ. Người ta thường không biết quý những gì mình có. Ví dụ như truyện Doraemon, ông bố mua về máy tập chạy bộ, thời gian đầu cả nhà Nobita dành nhau chơi, nhưng chỉ một thời gian sau lại bỏ xó.
Bao nhiêu lần bạn đạt được mục tiêu của mình rồi nghĩ: Chỉ có vậy thôi sao?. Bao nhiêu chàng trai cô gái đêm về vắt óc suy nghĩ tuyệt chiêu cưa đổ nàng/chàng, khi cưa được thì chỉ một thời gian sau lại rơi vào hụt hẫng chán ngán. Lúc mới yêu lòng vui biết bao nhiêu. Lúc sau yêu lòng chán biết bao nhiêu. Còn công việc của bạn thì sao? Có phải bạn chỉ hào hứng ở giai đoạn đầu của dự án rồi nhiệt tình giảm dần?
Khi mẹ anh còn sống thì một tuần chỉ chở mẹ đi chơi có một lần. Mà nào phải tự nguyện chủ động gì cho cam, anh cũng chỉ chở mẹ khi không có độ nhậu nào. Mẹ mất. Anh hối hận. Tự nhủ nếu có một ông Bụt hiện ra cho phép gặp mẹ, anh sẵn sàng đánh đổi 2 chiếc Vespa để được gặp mẹ dù trong 1 ngày.
Cẩn thận với quy luật của sự quen thuộc. Nó dễ dàng hút bạn vào địa bàn của sự chán ngán. Trước khi mua được cây đàn piano, bản thân tôi tự nhủ mình sẽ tập đàn piano mỗi ngày một tiếng, mình sẽ dậy sớm tập. Khi mua về thì một thời gian sau tôi có phần bỏ bê. Cây đàn piano tội nghiệp nằm trơ trọi ở góc phòng chờ 10 ngón tay đến vuốt ve phím đàn. Sau này khi thoát ra khỏi gông cùm của quy luật quen thuộc thì tôi tập đàn piano mỗi ngày một tiếng, lần nào cũng đầy say mê như thưở ban đầu.
Làm thế nào để thoát khỏi xiềng xích của sự quen thuộc? Điều đầu tiên là bạn tập nuôi dưỡng lòng biết ơn. Biết ơn với những gì mình có. Điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy mình hạnh phúc và giàu có ngay lập tức. Tự nhủ: Làm sao anh may mắn đến thế mới được em yêu? Làm sao mình may mắn còn 2 đấng sinh thành mạnh khỏe? Làm sao để đền ơn báo hiếu cho cha mẹ? Làm sao mình may mắn có nhiều việc để làm để cống hiến trong khi người khác thất nghiệp đầy rẫy?. Hãy bắt đầu một trang giấy bằng dòng chữ: Tôi biết ơn vì….
Đầu thứ hai là bạn phải không ngừng phát triển. Khi bạn chán còn có nghĩa là bạn đã ngừng học hỏi. Nếu bạn học nấu một món ăn mới, chơi một nhạc cụ, học một ngoại ngữ mới, đọc một cuốn sách mới,…bạn sẽ không có thời gian phí phạm vào sự chán nản. Bạn đòi hỏi nhiều hơn từ chính mình. Bạn quyết tâm trở thành một người học trọn đời. Phát triển thường xuyên và không bao giờ kết thúc. Nâng mọi thứ lên một tầm cao mới.
Nếu bạn và người yêu thấy chán thường là do bạn đã ngừng phát triển mối quan hệ. Tập một kiểu hôn mới xem, cùng nấu một món ăn, cùng học một kỹ năng mới, đi du lịch. Thử thách nhau chàng phải đô con hơn, nàng phải mi nhon hơn. Chàng làm cocktail, nàng làm món ăn…
Những nhân viên trung bình làm việc như thế nào? Họ cảm thấy chan chán. Họ CỐ HẾT SỨC để làm ÍT HẾT CỠ. Chỉ cần đạt đến thanh tiêu chuẩn là OK. Một nhân viên giỏi làm việc như thế nào? Anh ta hoàn thành dự án nhanh hơn, đưa ra lời khuyên đóng góp, đẩy tiến độ và công việc lên. Vượt quá thanh tiêu chuẩn khiến anh mệt. Tại sao bạn nên làm như một nhân viên giỏi? Đơn giản là một nhân viên giỏi sẽ được trải nghiệm một ngày khác, một hành trình khác và một tiếng tăm khác so với những nhân viên tàn tàn khác. Trong thời buổi hậu công nghiệp, những nhân viên giỏi đang nằm trong diện nhu cầu cao hơn bao giờ hết.

4. Quy luật hấp dẫn

Bạn sẽ đạt được mọi thứ một khi bạn hiểu tâm trí bạn là thỏi nam châm. Nó sẽ thu hút những gì bạn tập trung vào. Có bao giờ bạn khao khát thứ gì đến một mức mãnh liệt và quyết tâm sẽ đạt được nó chưa? Đến một ngày bạn sẽ phải giật mình ngạc nhiên: không ngờ mình làm được thế. Quy luật hấp dẫn là kiến thức mở rộng của tâm lý học.
Đây là công thức: Khi bạn chán thứ gì -> Bạn phàn nàn về nó -> Bạn tập trung hơn vào nó -> Bạn thu hút những thứ chán nản khác tiếp nối -> Bạn càng chán hơn
Ví dụ: Bạn chán người yêu -> Bạn phàn nàn về người yêu -> Bạn tập trung hơn vào những điểm xấu của người yêu -> Bạn thu hút những người khác tham gia bàn luận về người yêu bạn -> Bạn càng thấy người yêu mình thật xấu xí -> Bạn hủy hoại một mối quan hệ có thể tốt.
Giống như bản nhạc I Gotta Feeling của Black Eyed Peas, bạn có bao giờ thức dậy, có cảm giác rằng hôm nay sẽ là một ngày tốt. Bạn mỉm cười với mình trong gương. Ăn một bữa sáng thật ngon lành. Đến trường cười với mọi người. Mọi người cũng hỏi thăm bạn. Bạn học hành tốt hơn. Bạn trông thật rạng rỡ, dường như có người để ý bạn. Bạn đi phỏng vấn cũng thu hút cả nhà tuyển dụng. Những điều tốt đẹp tiếp nối những điều tốt đẹp.
Trong mối quan hệ, những người hạnh phúc thu hút những người hạnh phúc. Những người chán phèo  thu hút những người chán phèo. Người giàu có bạn giàu. Người nghèo có bạn nghèo. Bạn muốn thu hút mẫu người nào? Hãy có tâm lý của mẫu người đó trước.

Tổng kết

Đây là trạng thái tâm lý của những người trung bình. 15 tuổi ta than chán trường lớp chán bạn bè chán gia đình. 20 tuổi ta than chán bạn bè chán người yêu. 25 tuổi ta than chán công việc chán đời. 30 tuổi ta lờ mờ nhận ra cuộc đời dường như rất đẹp. 40 tuổi ta ngẩn ngơ hối tiếc thời trẻ đã không tận hưởng cuộc sống. 50 tuổi ta ứa nước mắt hối hận thời trẻ sôi động. 60 tuổi ta ngồi bảo ban lớp trẻ rằng cuộc sống này tuyệt cú mèo…
Như Slogan của đài Discovery, cuộc sống đơn giản là tuyệt cú mèo!
Quay trở lại cái mốc 20. Đây là độ tuổi trung bình bạn trẻ Việt Nam bắt đầu bước vào đời. Có 2 bạn trẻ cùng bước vào đời. Mỗi người một tâm lý khác nhau:
  • Một bạn than: Chán đời quá!
  • Một bạn than: Yêu đời quá!
Cuộc đời ai sẽ nở hoa?

Giờ sao?

  1. Chào mừng sự chán đời. Xem thử xem cuộc sống bạn cần sửa chữa điểm nào
  2. Hiểu hậu quả tiêu cực của cái chán
  3. Chuyển động và sử dụng cơ thể như một người mẫu, như một ngôi sao nhạc rock, như một anh hùng, như một đàn ông/ đàn bà đích thực
  4. Tập trung vào những điều làm bạn cảm thấy vui vẻ. Ghi ra giấy 100 điều. Thực hiện
  5. Nuôi dưỡng lòng biết ơn
  6. Cam kết không bao giờ ngừng học hỏi và phát triển
  7. Tâm trí bạn là thỏi nam châm. Hãy thu hút những điều tuyệt vời

Tái bút

Làm gì có chuyện ngày nào giống nào? Ví dụ như Mặt Trời mọc. Ngày Mặt Trời mọc khí thế sau ngọn tre. Ngày lúc Mặt Trời lên có cánh chim bay chéo qua. Ngày Mặt Trời mọc khi mẹ lua khua nấu bữa sáng cho cả nhà. Làm sao ngày nào cũng giống ngày nào được. Đối với người thông minh thì mỗi ngày là một ngày mới.
Người Đương Thời có phỏng vấn chị Nguyễn Hướng Dương. Chị trong một cơn tai nạn bị mất đi đôi chân. Cuộc sống tưởng như quá phũ phàng. Nhưng đến ngày chị đọc được những trí tuệ của Dale, chị bắt đầu sự nghiệp đọc sách cho người mù. Đến ngày chị nghe được một cô bé khiếm thị hát: “Hát đi em hát lên đi em vì đời đẹp như là mơ.
 Công an China chỉ bắn vào đầu để khỏi làm hư nát nội tạng của tín đồ Pháp Luân Công 
Ông Chu Phương, cựu biên tập viên có tiếng tăm của Tân Hoa Xã, vừa tiết lộ trên blog cá nhân những bữa tiệc sex do các doanh nhân giàu có tổ chức, trong đó có cả những trò như bú sữa trực tiếp từ các bà mẹ trẻ đang nuôi con. Nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc cũng góp vui trong những bữa tiệc như thế. (club.china.com)

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Con Gái Ba Miền

Con gái Bắc

Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang
nhớ duyên dáng, ngây thơ...mà xảo quyệt
 


 

 
Con gái Trung
Em nhớ giữ tính tình người Trung nhé
Nhớ hững hờ nhưng tranh đấu nội tâm
Nhớ vui tươi nhưng đau khổ âm thầm
Nhớ kín đáo đoan trang mà lãng mạn.


 

 
Con gái Nam
Em nhớ giữ tánh tình người Nam nhé
Nhớ lanh chanh nhưng rất thiệt thà
Nhớ nhiều lời nhưng không biết điêu ngoa
Nhớ đanh đá, kiêu căng mà tốt bụng




1.Con gái miền Bắc
- Con gái Bắc khéo vô đối. Nghe giọng Hà nội (not Hà lội) chuẩn tỉ tê thì phải nói là khó cưỡng. 
-Con gái người Bắc  là những cô gái khôn ngoan và tinh tế.
-Họ nghĩ nhiều đến vấn đề gia đình đôi bên môn đăng hộ đối, do đó khi đã thành đôi rồi, dù bên ngoài có nhìn vào như thế nào đi nữa họ cũng vẫn thấy vừa lòng với nhau và cuộc sống hôn nhân ít xao động.
-Con Gái Bắc rất biết cách ăn mặc, nhìn cách chọn mầu sắc quần áo, cách phối kết hợp mầu sắc và trang phục khá tốt. Buổi tối mà bạn đi lượn lòng vòng quang phố thì chỉ có tặc lưỡi liên tục thôi
-Họ biết chăm lo cho gia đình, quan tâm chăm sóc mọi người trong gia đình đến nơi đến chốn. Đó là nói về số đông và phần lớn là vậy
-Con Gái Hà thành nói đến chủ yếu là sự dịu dàng đằm thắm, nét kiêu xa của phụ nữ, gần như những cô gái đẹp đều tập trung về trung tâm thủ đô của đât nước, ;-)
-Nếu mà như thế được cả thì đâu có gì mà nói nhỉ?
-Sau khi về nhà chồng thì những cái mà các cô dâu Bắc hay có là :
- Khắc kỵ với mẹ chồng.
- Kiểm soát chồng chặt chẽ và tranh giành tài sản cũng như quyền lực trong nhà chồng.


2.Con gái miền Trung

-Tính tình con gái miền Trung thẳng tính, thậm chí khô khan. Nhưng quen lâu thì sẽ thấy chất ở bên trong. Tựa như sâm: ngọt hậu.
-Con gái miền Trung cần cù, nhẫn nhục.
Con gái miền Trung cần cù, nhẫn nhục.
Những bông hoa xương rồng lộng lẫy.
Tình yêu của họ không rộ nở tưng bừng nhưng lại sâu lắng.
Họ ít đòi hỏi nơi người chồng nhưng lại hy vọng rất nhiều vào người chồng.

Nếu ai cần một người vợ để dựng nghiệp thì nên chọn con gái miền Trung.
Bạn sẽ luôn được sự yên tâm về lòng chung thủy của họ.
Họ cần cù nhẫn nhục chịu đựng gian khổ với bạn.

3.Con gái miền Nam- Con gái Nam cũng ngọt ngào nhưng dân dã và ngây thơ theo kiểu Nam bộ

-Những cô gái miền Nam thấy rất nhẹ nhàng mỗi khi tiếp xúc với họ...
-Cái chất đơn giản mộc mạc của họ là cái nét làm cho mọi người dễ gần.
-Giọng nói của người miền Nam trong sáng như tâm hồn họ vậy.
-Nếu nói là những cô gái miền Nam không có chiều sâu tâm hồn cũng có phần nào đúng, bởi nếu họ cũng sâu lắng thì lấy đâu cái nét hồn nhiên trong sáng kia chứ.
-Chinh phục một cô gái miền Nam không khó. Họ dễ tin, không tính toán quá xa xôi...
-Cũng vì thế giữ được một cô gái miền Nam trong vòng tay của mình lại đâm ra khó... vì ai họ cũng tin cả...