Xét về yếu tố lịch sử và văn hoá, Việt Nam và Đông Nam Á nằm trọn vẹn trong vùng ảnh hưởng của nền văn hóa và thế lực Trung Hoa. Điều này cũng giống như việc khối Đông Âu và các nước Ban Căng cũng như một phần Trung Á nằm trong vùng ảnh hưởng của nền văn minh Đại Slavơ và nước Nga, hay cũng tương tự thế khu vực Mỹ Latin luôn được coi là sân sau của Mỹ. Các biến cố lịch sử có thể ít nhiều làm thay đổi tương quan ảnh hưởng và tầm mức quan trọng của các mối quan hệ, nhưng về cơ bản không nằm ngoài một phạm vi đã được xác định. Người ta không thể hình dung ra một nước BaLan chơi tay đôi sòng phẳng với nước Nga, hoặc một Venesuela chơi ngang cơ với Mỹ. Dù rằng hiện nay nước Nga vẫn đang vật vã tái khẳng định quyền lực quốc tế, hay một Chavezt nứt dây trên trời lọt xuống gồng mình mang dầu ra thách thức quyền lực Mỹ. Sẽ không thể có thành công cho những nỗ lực như thế. Đó gần như là một tất yếu lịch sử.
Hiểu theo khía cạnh đó, quan hệ Việt Nam - Trung Hoa sẽ luôn là một mối quan hệ lâu dài và không thể tư duy theo lối hoặc sấp hoặc ngửa. Trong nhiều thế kỷ Việt Nam là một cái chốt chặn tự nhiên trên con đường nam tiến của nền văn hóa và thế lực Hoa Hạ. Cái mà Việt Nam tích tụ được trong cả quá trình lâu dài ấy không phải là một sự đề kháng về văn hoá, trên thực tế nhiều triều đại phong kiến của Việt Nam đã dập khuôn nền văn hóa cai trị của Trung Hoa, nhưng tinh thần đề kháng để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thì lại là một yếu tố ăn vào cốt tủy của mọi thế hệ người Việt. Có thể nói thế này, xét về cả triều dài lịch sử, mâu thuẫn giữa Việt Nam - Trung Hoa không gì nằm khác hơn ngoài vấn đề lãnh thổ. Hầu hết các triều đại cai trị Việt Nam trong lịch sử đều chấp nhận thực tế lịch sử: "Thần phục Trung Hoa nhưng độc lập trong cai trị và bảo toàn chủ quyền lãnh thổ".
Tương quan quyền lực và đặc tính giao thoa phức tạp của các quyền lực thế giới trong thời đại hiện nay đã làm thay đổi khá căn bản mối quan hệ giữa các quốc gia. Nếu như trong quá khứ, sự tách biệt giữa các quốc gia khiến Việt Nam chỉ có một mình trong câu chuyện dài với Trung Hoa, hoặc tương tự vậy chỉ một BaLan cô lập trong mối quan hệ với Sa Hoàng. Thế kỷ thứ 20 là một thời kỳ dài đầy biến động và đẫm máu trong quá trình xác lập tính toàn cầu và hợp tác. Với những mối quan hệ và trợ giúp từ bên ngoài, người Việt Nam thành công trong nhiều cuộc chiến tranh liên tiếp chống lại những thế lực từ bên ngoài, tất nhiên với cái giá rất đau thương. Và một Balan ngày nay với sự hỗ trợ của cả khối EU đằng sau đang cảm thấy ngày một tự tin hơn khi đối mặt với một nước Nga mới của Putin. Tuy nhiên có một điều chắc chắn ai cũng phải nhận ra, không ai có thể giúp Balan nếu Putin chủ động chĩa tên lửa hạt nhân chiến lược vào quốc gia này, thậm chí kể cả khi Putin ngứa tay ấn nút. Phản đối thì sẽ có đấy, nhưng toàn châu âu, thậm chí là cả Mỹ, liệu ai dám chơi sòng phẳng với kho vũ khí chiến lược của nước Nga? Tất nhiên Putin cũng không hoàn toàn điên để chơi một canh bạc có thể lật đổ toàn bộ thế giới, gồm cả nước Nga như vậy. Nhưng điều đó chứng tỏ một điều, mọi mối quan hệ đồng minh và tương quan, đều chỉ có thể cải thiện phần nào chứ hoàn toàn không thể thay đổi tương quan chiến lược của những quốc gia vốn nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của những nền văn minh khác. Nhất là khi những mối tương quan ấy đã được xác lập trong suốt chiều dài lịch sử.
Một Việt Nam không có đồng minh, đó là một thực tế đang đặt ra đối với chúng ta hiện nay. Không nên kể đến Lào hay mối quan hệ lỏng lẻo với khối Asean, những quyền lực đó gần như không có ý nghĩa trong ván bài mặc cả với siêu cường Trung Hoa. Mặc dù Việt Nam có thể nói đã thành công khá ngoạn mục trong việc tái hòa nhập với cộng đồng thế giới, và hiện có quan hệ hòa bình với mọi quốc gia. Chính những thành công đó đã khiến Việt Nam không phải là Bắc Hàn, Cu Ba hoặc Iran. Anh và các chú chắc đều khó có thể hình dung cuộc đời mình sẽ đi đâu, về đâu nếu ngày nay chúng ta là một quốc gia khép kín như Bắc Hàn. Tiền đâu để các chú ăn hút? Thăng Long đ éo đâu ra để các chú vào nói láo? Gái sẵn đ éo đâu ra để các chú fu ck? Đứng trên giác độ này mà nói, không thể không thừa nhận rằng, cơ cấu chính trị và tầng lớp chóp bu Việt Nam, tuy tham nhũng nhưng là một chính thể tham nhũng ái quốc.
Quan hệ quốc tế có thể được cải thiện, và người ta càng ngày càng nói nhiều đến mối quan hệ gắn kết giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, theo một cách hiểu là để làm một đối trọng trong tương quan ảnh hưởng của Trung Quốc với Việt Nam. Nhưng cũng giống như quan hệ giữa Balan với Nga, việc thiết lập thêm các mối quan hệ quốc tế, thậm chí là đồng minh chiến lược chăng nữa, chỉ có thể cải thiện chứ không thể làm nghiêng lệch cán cân giữa hai thế lực. Năm 1979 Lê Duẩn đã khiến Việt Nam hứng một đòn đau khi công nhiên thách thức quá trớn quyền lực Trung Hoa. Một cuộc chiến tranh đáng ra đã có thể tránh được. Và cái hiệp ước đồng minh chiến lược ký với Liên Xô lúc đó đang ở đỉnh cao thế lực cũng không giúp ích gì Việt Nam trong cuộc chiến tran ngắn ngủi nhưng khốc liệt. Vẫn là người Việt đứng một mình chặn lại làn sóng tràn xuống từ phương Bắc, dù rằng có sức đề kháng mạnh và hữu hiệu những giai đoạn lịch sử trước đó.
Tìm kiếm thêm các mối quan hệ chiến lược, để cải thiện vị thế chứ không phải là để đối đầu, đó là bài toán duy nhất Viêt Nam có thể làm trong 20 năm trước mắt. Trung Hoa đang vươn lên thành một siêu cường áp đảo hoàn cầu. Hầu hết các chiến lược gia trên thế giới đều nhìn nhận tới một nước Trung Hoa đứng đầu thế giới về quyền lực chính trị và kinh tế trong 30 - 50 năm tới. Tất nhiên đó còn là một câu chuyện dài và một giai đoạn như thế lịch sử hầu như có thể được viết lại. Nhưng Việt Nam tất nhiên phải dựa vào viễn cảnh ấy để xây dựng chiến lược của mình. Mối quan hệ mà Việt Nam đang cố gắng thiết lập với Nhật Bản, và gần đây là Hoa Kỳ cũng nằm trong một bài toán lớn. Những bài toán vẫn còn dang dở và chưa nhìn thấy hết những biến số của các phương trình. Nước Mỹ có tính toán riêng của mình trong ván bài lớn đang chơi với Trung Hoa, và hoàn toàn chắc chắn rằng giới tinh hoa chính trị và kỹ trị Hoa Kỳ đang muốn tìm kiếm chỗ đứng ở Việt Nam. Nhưng anh các chú không ảo tưởng gì vào việc Việt Nam sẽ thiết lập được một mối quan hệ đủ chặt chẽ với bất cứ thế lực nào để thách thức thế lực Trung Hoa, nhưng nhìn nhận rằng Việt Nam bằng các mối liên hệ giằng chéo khác nhau, có thể phần nào cải thiện vị thế và tiếng nói trong câu chuyện dài với người khổng lồ phương Bắc.
Trong bối cảnh mà sức ép từ Trung Quốc và nguy cơ bị thôn tính đang ngày một cận kề, thì việc suy luận về nguyên tắc sinh tồn bên lề cái bóng của một nền văn minh lớn, lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.